Hệ thống bao gồm các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên các thanh rail nhôm gắn vào mái nhà, phù hợp cho nhà mái ngói, mái tôn, mái bê tông…
Ba hệ thống điện mặt trời áp mái phổ biến
1. Hệ thống điện mặt trời mái nhà độc lập
• Hệ thống điện mặt trời loại này được dùng phổ biến ở những nơi không có điện lưới quốc gia, hoặc có điện lưới nhưng không ổn định hoặc có điện lưới nhưng muốn có hệ thống điện để sử dụng riêng, dự phòng…
• Ưu điểm: tự chủ được nguồn cấp điện, có thể lắp đặt ở bất cứ đâu, không phụ thuộc vào điện lưới quốc gia.
• Nhược điểm: Chi phi đầu tư lớn để có được nguồn điện có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng, do phải đầu tư và bảo trì thêm hệ thống acquy lưu trữ.
2. Hệ thống điện mặt trời mái nhà hòa lưới điện
• Hệ thống điện mặt trời mái nhà hòa lưới điện trực tiếp được dùng rất phổ biến hiện nay, phù hợp cho các phụ tải tiêu thụ điện vào ban ngày như văn phòng, nhà máy, trường học, bệnh viện, hộ gia đình…
• Ưu điểm: Thiết kế hệ thống đơn giản, dễ dàng lắp đặt, chi phí đầu tư và bảo dưỡng thấp, độ tin cậy cao. Giảm tải cho điện lưới quốc gia vào ban ngày, giờ cao điểm và vào mùa nắng nóng. Tạo được nguồn Thu qua việc bán điện dôi dư cho lưới điện quốc gia.
• Nhược điểm: không có điện sử dụng khi mất điện lưới, điện năng tạo ra chỉ sử dụng được vào ban ngày, ban đếm vẫn phải sử dụng điện của lưới điện quốc gia và các nguồn điện dự phòng khác.
3. Hệ thống điện mặt trời mái nhà kiểu lai (hybrid)
• Hệ thống này kết hợp hai mô hình trên, phù hợp với nhu cầu luôn có điện như dây chuyền sản xuất, bệnh viện, khu công nghệ cao, vui chơi…Lượng điện mặt trời sẽ được nạp vào acquy, khi acquy đầy lượng điện dư sẽ chuyển đến tải để sử dụng. Nếu lượng điện chuyển đến tải không đủ thì hệ thống bổ sung thêm điện lưới, còn trường hợp tải không sử dụng hết thì hệ thống sẽ chuyển lên lưới điện quốc gia.
• Ưu điểm của hệ thống này là kết hợp được tính ưu việt của cả 2 hệ thống điện mặt trời mái nhà độc lập và hòa lưới trực tiếp.
• Nhược điểm: hệ thống này có chi phí đầu tư, vận hành và bảo dưỡng lớn.